Cách chèn Code Google Tag Manager vào Website đơn giản

Tạo và chèn Code Google tag Manager vào website là một việc hết sức cần thiết đối với các dân làm Digital marketing. Tạo sự thuận lợi cho công tác quản lý tracking và quảng cáo. Vậy bạn đã biết Code tag là gì và cách sử dụng như thế nào chưa? Cùng mình tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Giới thiệu sơ lược về Google tag Manager

Google tag Manager có thể hiểu đơn giản là trình quản lý thẻ của Google. Được sử dụng để quản lý hoạt động marketing, thẻ JavaScript, HTML và cập nhật website. Là một trong những tiện ích quan trọng đối với những digital marketer.

Giới thiệu sơ lược về Google tag Manager

Google tag Manager là công cụ chứa các mã code tag thuộc tất cả các nền tảng như: Google Analytics, Google Ads, Facebook Pixel. Bạn có thể sử dụng website để chèn và chỉnh sửa code tracking. Hạn chế việc thay đổi mã code tag làm hỏng website.

Cách tạo và lấy mã code Google Tag Manager

Cách tạo và lấy mã code trên Google tag Manager là một quy trình dài. Bạn phải thực hiện tuần tự từng bước. Có sự cẩn thận, kĩ lượng nhằm đảm bảo việc sử dụng code tag đạt hiệu quả.

Tạo Google Tag Manager

Để sử dụng những tiện ích của Google tag Manager bạn bắt buộc phải có tài khoản đăng nhập. Khi tài khoản được kích hoạt, hệ thống sẽ cho phép bạn lấy và chèn thẻ code tag sau này.

Bước 1: Mở trình duyệt web lên và truy cập vào trang Google tag manager.

Link: https://tagmanager.google.com/.

Bước 2: Giao diện Google tag manager xuất hiện, bạn bấm vào ô Tạo tài khoản (góc phải màn hình).

Hướng dẫn cách tạo và lấy mã code tag

Bước 3: Trang web yêu cầu bạn nhập vào các thông xin cần thiết như:

  • Tên tài khoản: Tên website hoặc doanh nghiệp của bạn.
  • Quốc gia: Bạn nhập Việt Nam.
  • Tên vùng chứa: Tên website của bạn.
  • Nền tảng nhắm mục tiêu: Bạn đánh dấu tick vào mục Web.

Mẹo tạo vùng chứa trên Google tag Manager

Bước 4: Hệ thống gửi cho bạn thông báo về một số điều khoản sử dụng Google tag manager. Bạn đánh dấu tick vào mục  Tôi cũng chấp nhận Điều khoản xử lý dữ liệu theo yêu cầu của GDPR rồi nhấn vào ô (góc phải màn hình).

Chia sẻ cách lấy và chèn thẻ code tag

Bước 5: Lúc này vùng chứa của bạn đã được tạo. Bạn nhấp vào ô Gửi để kích hoạt hoạt động của vùng chứa.

Bước 6: Bạn click chuột vào ô Xuất bản rồi nhấn Tiếp tục để hoàn tất quá trình kích hoạt.

Cách tạo vùng chứa cho code tag trên Google tag Manager

Tip lấy code từ Google tag Manager

Sau khi đã có tài khoản cá nhân, người dùng có thể đăng nhập và lấy code tag một cách bình thường. Cách lấy code tag trên Google tag Manager được thực hiện như sau:

Bước 1: Sau khi vùng chứa bắt đầu hoạt động, bạn bấm vào tab Không gian làm việc (phía dưới logo Google tag manager).

Bước 2: Bạn tiếp tục nhấn vào mục Mã ID. Lúc này bạn sẽ nhận được hai đoạn mã code:

Code A: Là đoạn code chèn vào giữa <head> và </head> của website.

Code B:  Là đoạn code chèn vào giữa <body> và </body> của website.

Tip lấy code từ Google tag Manager

Hướng dẫn cách chèn code Google Tag Manager vào Wordpress

Khi đã lấy được code tag bạn có thể sử dụng mã này đề chèn vào nhiều trang web khác nhau. Trong đó, Wordpress có lẽ là cái tên quen thuộc và được nhiều người dùng quan tâm nhất. Cách chèn code Google tag trên Wordpress được thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn truy cập vào trang Wordpress cá nhân của mình.

Bước 2: Tạo giao diện Wordpress bạn bấm vào mục Plugin rồi chọn Cài mới.

Bước 3: Bạn nhập từ khóa  Insert Headers and Footers vào ô tìm kiếm. Sau đó bấm chọn tiện ích Insert Headers and Footers được gợi ý.

Hướng dẫn cách chèn code tag vào Wordpress

Bước 4: Tiến hành sao chép và chèn đoạn code tag vừa nhận được vào. Cách chèn như sau:

  • Chèn code head vào phần Script Header.
  • Chèn code body vào mục Script Body.

Chèn code tag vào Wordpress

Bước 5: Sau khi chèn xong bạn bấm vào ô Lưu.

Cách chèn code Google Tag manager vào Website thông thường

Ngoài WP ra thì cũng có nhiều anh chị đang sử dụng mã nguồn website khác. Nên bạn có thể vào mã nguồn rồi chèn những code trên vào phần head và body của website.

<head>
Code A
</head>

<body>
Code B
</body>

Cách kiểm tra hoạt đoạn của mã code tag

Việc chèn code Google tag vào thành công không có nghĩa nó đã hoạt động. Vẫn có thể xảy ra một số sai sót khiến mã code không hoạt động. Vì thể sau khi chèn vào người dùng phải có nhiệm vụ kiểm tra. Đây là thao tác không bắt buộc nhưng rất cần thiết và có ích mà drweb gửi đến bạn.

Bước 1: Thêm tiện ích Tag Assistant vào trình duyệt Chrome trên máy tính và mở lên.

Bước 2: Bạn bấm vào biểu tượng cài đặt tiện ích rồi nhấp vào nút ghim  tiện ích Tag Assistant để thuận tiện cho việc sử dụng hơn.

Cách kiểm tra hoạt động của code tag

Bước 3:  Mở lại trang web đã chèn Google Tag Manager. Bạn bấm chọn Tag Assistant rồi nhấn vào ô Enable (bật) và tải lại trang.

Làm thế nào để biet6` code tag đã hoạt động hay chưa?

Một số lưu ý nhận biết các thẻ trong Tag Assistant đã chèn đúng hay chưa:

  • Màu xanh dương và xanh lá cây: Thẻ đã chèn đúng, code tag đang ở trang thái hoạt động.
  • Màu vàng và đỏ: Chèn sai, code tag vãn chưa được kích hoạt. Bạn cần kiểm tra và chèn lại.

Cách nhận biết code tag đã được kích hoạt

Một số lỗi cần lưu ý khi chèn Code Google Tag Manager

Trong quá trình chèn code tag vào các nền tảng có thể xảy ra một số lỗi. Có rất nhiều lỗi khác nhau nhưng mà sẻ giới thiệu một số lỗi phổ biến nhất. Đồng thời chia sẻ một số tip khắc phục đơn giản.

  • Code đã được chèn đúng nhưng Tag Assistant không hoạt động, tình huống này có 2 trường hợp. Người dùng chưa bấm gửi như ở bước tạo vùng chứa Tag Manager. Hoặc chèn sai vị trí của code A và code B, bạn nên xem lại và điều chỉnh vị trí chèn code cho đúng.
  • Hệ thống thông báo code found outside of <body> tag: Vị trí chèn code B bị sai. Bạn phải đảm bảo chèn code vào giữa <body> và </body>.
  • Lỗi Invalid or missing account ID: Tài khoản đăng nhập Google Tag Manager của bạn bị sai, bạn nên kiểm tra lại.
  • Tag is included in an iframe: Thẻ Tag Manager phải đặt trực tiếp trên website, không được đặt thông qua iframe.

Trên đây mình đã chia sẻ cho các bạn cách lấy và chèn code Google tag Manager đơn giản. Mong rằng thông qua bài viết bạn có thể hiểu hơn về cách sử dụng code. Trong quá trình chèn, code tag có thể bị lỗi dẫn đến việc không hoạt động. Bạn phải thật sử cẩn thận nhằm tạo hiệu quả hoạt động tốt nhất cho các code tag.

5/5 - (1 bình chọn)

Đặng Võ

Mình là Đặng Võ, hiện đang là admin của nhiều website về công nghệ, và Drweb.vn là 1 trong số đó. Chuyên cung cấp các thông tin, thủ thuật công nghệ về đời sống thường ngày cho tất cả mọi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button