Những lưu ý và mẹo hay khi học môn nguyên lí kế toán

Đối với các sinh viên kinh tế nói chung và sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán nói riêng. Thì môn nguyên lý kế toán được xem là môn nhập môn và bắt buộc phải hoàn thành. Nếu như bạn đang có nhu cầu trờ thành kế toàn-kiềm toán thì bắt buộc bạn phải học nắm rõ những nguyên tắc cơ bản của nó. Chính vì quan trọng như thế nên đừng để mình bị mất căn bản ở môn này nhé.

Khái quát chung về môn nguyên lý kế toán

Trong môn nguyên lý kế toán sẽ giới thiệu cho các bạn về những nguyên tắc cơ bản trong kế toán. Nguyên cứu về chu trình kế toán ờ hình thức doanh nghiệp – doanh nghiệp thương mại thường hay sử dụng.

Nguyên lý kế toán là gì?

Đây là một môn cơ sở ngành của các ngành kế toán, quản trị kinh doanh và một số ngành khác. Đây là môn học cơ bản để giúp người học có thể nắm được một số nguyên tắc cơ bản của kế toán. Từ đó có thể hiểu được và vận hành doanh nghiệp, hoặc thiết kế phần mềm cho kế toán sử dụng.

Chức năng và nhiệm vụ của kế toán

Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách chính xác và cụ thể các nghiệp vụ kinh tế phái sinh hàng ngày trong kinh doanh.

Phân chia các nghiệp vụ kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau. Sau đó ghi vào sổ kế toán để theo dõi một cách có hệ thống sự biến động của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Kế toán giúp tổng hợp thông tin lập báo cáo

 

Tổng hợp những thông tin lại và lập thành một bảng báo cáo kế toán. Nó bao gồm báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị. Xem xét hoạt động tài chính nhờ vào các con số kế toán để ý kiến cho người nắm vai trò quyết định (Giám đốc, kinh doanh, nhà đầu tư…)

Thực hiện những quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc nộp thuế của doanh nghiệp: Các loại thuế khác hàng tháng, hàng quý, hàng năm. kê khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN

Điều phải lưu ý khi học môn nguyên lý kế toán

Hiện nay có khá nhiều bạn cho rằng học nguyên lý kế toán không nhất thiết phải học thuộc nằm lòng hệ thống tài khoản kế toán. Bởi vì chúng ta có thể xem chúng khi quên. Chính điều này sẽ làm cho bạn tốn thời gian loay hoay tìm kiếm. Nếu không thuộc thì bạn không thể làm bài hiệu quả. Vì thế bạn có thể học chúng bằng cách viết ra giấy các số hiệu và tên các tài khoản kèm theo nhiều lần. Viết như vậy sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.

Muốn học tốt phải thuộc nằm lòng bảng hệ thống tài khoản

Mẹo giúp bạn học thuộc bảng hệ thống kế toán

Nếu như không thuộc nằm lòng bảng hệ thống kế toán thì bạn không thể làm bài đạt được hiệu quả cao. Và gặp phải rất nhiều khó khăn.

Mẹo đó là ghi nhớ tài khoản theo các đầu tài khoản:

  • Tài khoản đầu 1: TK tài sản ngắn hạn
  • Tài khoản đầu 2: TK tài sản dài hạn
  • Tài khoản đầu 3: TK nợ phải trả
  • Tài khoản đầu 4: TK nguồn vốn chủ sở hữu
  • Tài khoản đầu 5: TK doanh thu
  • Tài khoản đầu 6: TK chi phí sản xuất kinh doanh
  • Tài khoản đầu 7: 711 là TK thu nhập khác
  • Tài khoản đầu 8: 811 là TK chi phí khác
  • Tài khoản đầu 9: 911 là TK xác định kết quả kinh doanh
  • Tài khoản đầu 0: Từ 001 đến 007 là TK ngoài bảng.

Việc ghi nhớ bảng hệ thống kế toán theo cách này sẽ giúp bạn dễ nhớ và nhớ lâu hơn.

4 loại tài khoản cần phải chú ý

  • Tài khoản tài sản sẽ có đầu là 1 và 2: phát sinh tăng ghi nợ, phát sinh giảm ghi có
  • Tài khoản nguồn vốn sẽ có đầy là 3 và 4: phát sinh giảm ghi nợ, phát sinh tăng ghi có
  • Tài khoản doanh thu có đầu là 5 và 7: phát sinh giảm ghi nợ, phát sinh tăng ghi có
  • Tài khoản chi phí có đầu là 6 và 8: phát sinh tăng ghi nợ, phát sinh giảm ghi có

Lưu ý các TK đặc biệt: TK 214 – Hao mòn TSCĐ, TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu: có kết cấu ngược với kết cấu chung. TK 214: tăng bên có, giảm bên Nợ. TK 521: Tăng bên Nợ, giảm bên có.

Cách định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Để biết cách định khoản đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì bạn phải chăm xem các ví dụ trong giáo trình. Hoặc bạn cũng có thể làm thêm các bài tập về định khoản cho quen dần. Việc này giúp bạn liên kết với các tài khoản sẽ giúp bạn nhớ rất lâu. Vì thực hành luôn là cách hiệu quả nhất để ta quen dần với những cái mới.

Định khoản kinh tế phát sinh theo trình tự

 

Các bước thực hiện khi định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

Bước 1: Xác định xem các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ phát sinh tăng hay giảm.

Bước 2: Xác định tài khoản này là tài khoản ghi Nợ hay tài khoản ghi Có.

Bước 3:  Xác định số tiền cụ thể của từng tài khoản.

Các nguyên tắc định khoản

  • Ghi tài khoản Nợ trước – ghi tài khoản Có sau.
  • Nghiệp vụ tăng ghi 1 bên – Nghiệp vụ giảm ghi 1 bên.
  • Tổng giá trị ghi Nợ = Tổng giá trị ghi Có.
  • Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn.
  • Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại.

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng trong kỳ –  Số phát sinh giảm trong kỳ.

Phải nắm rõ các nguyên tắc định khoản

Đối với Tài khoản Tài Sản

  • Phát sinh tăng ghi bên Nợ.
  • Phát sinh giảm ghi bên Có.

Ví dụ: Xuất tiền mặt 457,000,000đ để. mua hàng

Định khoản:

Nợ TK 156: 457,000,000đ

Có TK 111: 457,000,000đ

Đối với Tài khoản Nguồn Vốn

Phát sinh tăng ghi Có

Phát sinh giảm ghi Nợ

Ví dụ: Vay tiền 421,462,000đ trả cho NCC

Định khoản:

Nợ TK 331: 421,462,000đ

Có TK 311: 421,462,000đ

Tóm lại:

Bạn cần nhớ ghi nhớ mẹo định khoản kế toán như sau:

  • TK đầu 1, 2, 6, 8 đại diện cho TÀI SẢN
  • TK đầu 3, 4, 5, 7 đại diện cho NGUỒN VỐN
  • Các TK mang tính chất tài sản: 1,2,6,8: Tăng bên Nợ – giảm bên Có
  • Các TK mang tính chất nguồn vốn: 3,4,5,7: Tăng bên Có – giảm bên Nợ.

Bí quyết học nguyên lý kế toán hiệu quả nhất

Một trong những bí quyết để giúp bạn học nguyên lý kế toán hiệu quả hơn. Thì ngoài việc chăm chỉ, cộng với sơ đồ tư duy thì bạn có thể sử dụng thêm một số phương pháp sau sẽ giúp nâng cao chất lượng học của bạn.

Học nhóm với nhau

Người xưa có câu “Học thầy không tày học bạn”, học nhóm cũng là một trong những giúp bạn học tốt hơn. Các bạn có thể tự tìm và tạo thành một nhóm nhỏ để hỗ trợ lẫn nhau. Cùng nhau giải bài tập cũng như giúp giải đáp vướng mắc trong lúc giải bài. Còn nếu như cả nhóm không tài nào giải được thì có thể hỏi trực tiếp giảng viên.

Có thể tự lập nhóm nhỏ để cùng nhau học tập

Tính toán phải thật cẩn thận

Nguyên lý kế toán là môn mà chì đòi hỏi ở bạn phải có tính thật cẩn thận. Vì thế mà ngay từ bây giờ bạn phải tập cho mình tính cẩn thận, không nên nóng vội. Sai một ly là đi một dặm.

Tính toán cẩn thận là yếu tố quan trọng trong kế toán

 

Trên đây là những thông tin về lưu ý cũng như mẹo để học môn nguyên lý kế toán. Không chỉ môn này mà sau này còn rất nhiều môn học tiếp theo mà bắt buộc bạn phải có kiến thức của nguyên lý kế toán. Vì vậy, cố gắng học thật tốt môn này nhé. Chúc các bạn thành công.

5/5 - (1 bình chọn)

Đặng Võ

Mình là Đặng Võ, hiện đang là admin của nhiều website về công nghệ, và Drweb.vn là 1 trong số đó. Chuyên cung cấp các thông tin, thủ thuật công nghệ về đời sống thường ngày cho tất cả mọi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button